Yến mạch đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa nhờ có hàm lượng chất xơ cao đồng thời giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Cũng giống như một số loại ngũ cốc khác như gạo, đậu,... nếu nấu chín hay đưa vào chế biến thì yến mạch sẽ trở thành thực phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe.
1. Phân biệt các loại yến mạch
Yến mạch nguyên hạt (oat groats): Yến mạch được bỏ lớp vỏ bên ngoài sau khi thu hoạch
Yến mạch cán dẹt (rolled oats): Yến mạch nguyên hạt đã được hấp và cán dẹt.
Yến mạch cán vỡ (instant/quick oats): Yến mạch cán dẹt đã được nấu chín 1 phần bằng cách hấp rồi được cán mỏng thêm.
2. Yến mạch có thể ăn sống được không?
Yến mạch nguyên hạt cùng yến mạch cắt nhỏ không thể ăn sống được bởi chúng chưa được xử lý nhiệt. Điều đó cũng có nghĩa là các mầm bệnh nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong yến mạch gây rối loạn tiêu hoá cùng nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
Cụ thể hơn, khi ăn yến mạch sống, dạ dày và ruột không thể tiêu hoá được và tích tụ tại các cơ quan này. Kết quả là bạn sẽ phải đối mặt với chứng rối loạn tiêu hoá như khó tiêu, đau bụng, táo bón…
Đồng thời, các khoáng chất như sắt, kẽm cùng axit phytic chống độc có trong yến mạch sống khiến cơ thể bạn khó hấp thụ hơn. Nếu ăn yến mạch sống trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt khoáng chất, nhất là khi bạn không có một chế độ ăn uống cân bằng.
Yến mạch có thể ăn thử được nhưng không được ăn nhiều. Những khi bạn nhìn thấy yến mạch trộn lẫn trong granola hoặc ăn trực tiếp khi mở nắp, đều đã được sấy chín và có thể sử dụng ngay. Chúng được gọi là yến mạch ăn liền, phù hợp cho 1 bữa ăn nhanh nhưng vẫn đảm bảo năng lượng.
Còn yến mạch cán dẹt và cán vỡ, mặc dù nói là yến mạch sống. Nhưng thực tế, chúng đã qua xử lý nhiệt và loại bỏ các mầm bệnh gây hại. Nhưng nếu ăn không, chúng rất khó ăn. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể ăn yến mạch sống với sữa tươi, sữa chua hay bất cứ loại nguyên liệu nào khác.
3. Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe
Yến mạch nổi tiếng là một loại ngũ cốc giàu giá trị dinh dưỡng bậc nhất. Nó sở hữu hàm lượng protein cùng chất xơ cao, giàu chất chống oxy hoá cùng đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng hàm lượng calo lại tương đối thấp.
Một số lợi ích không thể bỏ qua của yến mạch đối với sức khỏe phải kể tới như:
Tốt cho sức khỏe hệ tim mạch
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.
Hỗ trợ giảm cân và cải thiện cơ bắp.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Hạn chế tình trạng đau nửa đầu.
Phù hợp với người bị dị ứng hoặc không thể dung nạp gluten (bệnh celiac)
4. Gợi ý cách ăn yến mạch giảm cân hiệu quả
1. Cháo yến mạch
Nguyên liệu:
Yến mạch nguyên cám Just Oats
Rau củ các loại (bí đỏ, cà rốt, đậu hà lan,...)
Thịt xay
Thực hiện:
Bước 1: Cho yến mạch nguyên cám Just Oats vào nước và ngâm khoảng 15 đến 20 phút
Bước 2: Rửa sau rau củ, thái hạt lựu.
Bước 3: Thịt được nêm nếm và xào nhanh trên lửa lớn cho săn lại. Sau đó thêm nước vào đun sôi.
Bước 4: Thêm rau củ và yến mạch vào nấu cho đến khi thật mềm và hạt yến mạch nở bung.
Bước 5: Khi cháo chín mềm thì tắt bếp và thưởng thức.
2. Bánh cookie chuối yến mạch
Nguyên liệu:
50g yến mạch Just Oats cán dày
2 trái chuối
Cách làm:
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước sôi từ 3-5' để yến mạch đạt được độ dai và giòn thơm ngon.
Bước 2: Nghiền chuối sau đó trộn 50g yến mạch với chuối đã nghiền. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp đều và dẻo.
Bước 3: Tạo hình cho bánh theo sở thích của bạn.
Bước 4: Bỏ bánh vào nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ và nướng trong 15 phút, sau đó thì lật bánh lại nướng thêm 5 phút cho chín phần đế bánh.
Hoàn thành món bánh cookie chuối yến mạch siêu đơn giản mà lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Một chiếc bánh cookie là khoảng 25-27g có chứa khoảng 65 kcal/ bánh.
3. Sữa yến mạch
Nguyên liệu và cách làm:
Ngâm 100g yến mạch trong nước ấm khoảng 30 phút
Sau đó rửa sạch lại yến mạch đã ngâm với nước
Xay yến mạch với 800ml nước, 1 chút muối và đường nâu. Bạn có thể dùng mật ong hoặc các chất tạo ngọt khác theo sở thích. Nếu bạn thích sữa đặc hơn hoặc loãng hơn thì điều chỉnh lại lượng nước.
Sau khi đã xay nhuyễn, chắt lấy sữa bằng túi lọc (nut milk bag).
Đổ ra bình và cất tủ lạnh. Có thể sử dụng đc khoảng 3 ngày.
4. Bánh đúc yến mạch
Nguyên liệu cho khẩu phần 2 người ăn:
Yến mạch dẹt 50gr
Nước lọc 170ml
Bột năng 20g
Thịt heo nạc 120gr
Mộc nhĩ
Gia vị: Nước mắm, muối, hạt tiêu, đường ăn kiêng
Cách làm:
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước khoảng 45 phút cho mềm sau đó xay nhuyễn với 300ml nước lọc. Nếu có yến mạch bột thì chỉ cần hòa với nước là được.
Bước 2: Đổ yến mạch đã xay vào chảo chống dính. Hòa bột năng với chút nước lọc rồi đổ vào chảo yến mạch. Vừa đun vừa đảo đều cho bánh đúc chín và đặc lại thì tắt bếp.
Bước 3: Mộc nhĩ ngâm mềm rồi thái nhỏ. Đun nóng chút dầu ăn trong chảo. Cho hành vào phi thơm rồi đổ thịt băm vào đảo tơi cho chín. Sau đó thêm mộc nhĩ cùng chút muối, hạt tiêu vào đảo đều cho chín và ngấm gia vị.
Bước 4: Cho 100ml nước lọc, 50ml nước mắm, 30g đường ăn kiêng, chút hạt tiêu vào nồi khuấy đều, đun sôi rồi tắt bếp.
Bước 5: Cho bánh đúc yến mạch ra bát, thêm thịt xào cùng nước chấm và thưởng thức.
Để bánh đúc thơm dẻo hơn, bạn nên chọn Yến mạch cán dẹt Just Oats. Yến mạch Chile hàng đầu tại Việt Nam.
Yến mạch không chỉ là một nguyên liệu cho những món ngon mà còn là thực phẩm dinh dưỡng cho bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ về thực phẩm để biết cách sử dụng hợp lý và những công thức nấu ăn ngon.
Lựa chọn thực phẩm cho sức khỏe tại đây
Viết bình luận